Câu chuyện người khai thác Bitcoin bằng GPU đầu tiên và 2 chiếc bánh Pizza đắt giá

Tháng 4 năm 2010 Laszlo Hanyecz, kiến trúc sư phần mềm 28 tuổi người Hungary sống ở Florida, biết đến bitcoin qua một người bạn lập trình mà anh gặp trên mạng trò chuyện trực tuyến IRC. Cho rằng đây là một hình thức lừa đảo, Laszlo tìm hiểu xem những kẻ lừa đảo này là ai. Anh sớm nhận ra đây là một cuộc thử nghiệm thú vị với tinh thần cao cả nên quyết định tìm hiểu sâu hơn.

Từ cho rằng Bitcoin là hình thức lừa đảo đến niềm tin mãnh liệt vào Bitcoin

Trước tiên, anh mua một số coin từ NewLibertyStandard và sau đó xây dựng phần mềm để mã bitcoin có thể chạy trên máy Macintosh. Như nhiều lập trình viên giỏi khác, Laszlo có thói quen tiếp cận dự án mới bằng tư duy của một hacker, dò tìm chỗ sơ hở để kiểm tra khả năng của nó.

Image-149

Lỗ hỏng ở đây là hệ thống tạo, hay còn gọi là đào bitcoin. Nếu một người dùng đưa nhiều công suất tính toán vào mạng lưới, anh ta có thể giành được số lượng lớn bitcoin mới. Satoshi Nakamoto đã thiết kế quy trình đào sao cho cuộc thi giải bài toán hàm băm sẽ trở nên khó khăn hơn nếu các máy tính giành chiến thắng trong cuộc đua đào bitcoin với tần suất nhanh hơn 10 phút/lần, tuy vậy, những người sở hữu máy tính mạnh nhất vẫn có khả năng giành được phần lớn lượng coin.

Cho đến thời điểm này, chưa ai có động lực để đầu tư công suất tính toán lớn vào việc đào vì về cơ bản, giá trị của bitcoin vẫn là 0. Nhưng Laszlo vẫn quyết định kiểm tra lỗ hỏng này. Anh hiểu rằng mọi thành viên trên mạng lưới đều cố gắng giành chiến thắng trong cuộc đua tính toán với bộ xử lý trung tâm, tức CPU, trong máy tính của mình.

Nhưng CPU đồng thời cũng phải chạy hầu hết các hệ thống cơ bản khác của máy tính, vì thế việc tính toán các hàm băm không thực sự hiệu quả. Ngược lại, bộ xử lý đồ hoạ được thiết kế tuỳ biến để thực hiện tác vụ giải quyết các vấn đề lặp đi lặp lại trong xử lý hình ảnh và video – tương tự như những điều kiện cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc đua giải thuật toán hàm băm.

Người đầu tiên khai sáng đào bitcoin qua GPU

Laszlo nhanh chóng tìm ra cách định tuyến quá trình đào coin qua GPU trong máy tính. Lúc này, CPU của Laszlo giành được tối đa 1 block gồm 50 bitcoin trong số xấp xỉ 140 block được phát hành mỗi ngày. Sau khi cài thẻ GPU, anh giành được 1 đến 2 block mỗi giờ, thi thoảng còn được hơn. Ngày 17 tháng 5, anh giành được 28 block, thu về 1400 coin phần thưởng mới.

Satoshi biết rằng cuối cùng sẽ có ai đó nhìn ra cơ hội này khi bitcoin thành công hơn và không hề ngạc nhiên khi Laszlo gửi email cho ông nói về dự án này. Nhưng khi phản hồi Laszlo, Satoshi lộ rõ sự băn khoăn. Nếu tất cả coin đều rơi vào tay một người thì sẽ không có động lực cho người mới tham gia.

“Tôi không muốn tỏ ra là người theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa”, Satoshi viết “Tôi không quan tâm chuyện của cải được tập trung hoá hay không, nhưng hiện tại, chúng ta sẽ tăng trưởng tốt hơn nếu dàn số tiền đó cho 100% người thay vì chỉ trao chúng cho 20%”.

Kết quả là, Satoshi yêu cầu Laszlo hạn chế việc “băm công suất cao” – “băm” là thuật ngữ dung để chỉ quá trình đưa một đầu vào vào một hàm băm và xem nó cho ra kết quả gì.

Nhưng Satoshi cũng nhận ra rằng việc có thêm công suất tính toán trên mạng lưới sẽ làm cho mạng lưới trở nên mạnh mẽ hơn, với điều kiện những người có quyền lực như Laszlo muốn thấy bitcoin thành công.

Nếu những người ủng hộ bitcoin như Laszlo có thể góp thêm nhiều công suất tính toán, kẻ xấu sẽ càng khó đê có thể xây dựng được hơn 51% công suất. Và quả thực, Laszlo là người biết nghĩ đến lợi ích của mạng lưới.

Trên các diễn đàn có thể thấy rõ rằng anh là người tốt bụng, quan tâm đến ý tưởng hơn là đến thành công hay sự giàu có của bản thân. Thật vậy, khi đào coin, anh rất hào hứng muốn chứng minh rằng có thể sử dụng bitcoin trong đời thực ra sao. Anh vào diễn đàn tìm người muốn nướng hoặc mua cho anh một chiếc bánh pizza rồi giao đến nhà anh ở Jacksonville, Florida.

Giao dịch bitcoin đầu tiên – Câu chuyện lịch sử về 2 chiếc Pizza

Mục đích của tôi ở đây là nhờ người giao đồ ăn đến và đổi công bằng bitcoin, theo đó tôi không phải tự mình đặt hàng hay vào bếp, giống như việc yêu cầu phục vụ buổi sáng ở khách sạn vậy, họ cứ mang đồ ăn đến cho bạn và bạn vui vè ăn thôi!

Lúc này, với khoảng 70000 bitcoin trong tay, anh chào giá 10000 bitcoin cho một chiếc pizza. Mấy ngày sau, vẫn chưa ai xung phong nhận. Suy cho cùng thì khi Laszlo gửi coin, họ biết làm gì với chúng chứ? Tuy nhiên váo ngày 22 tháng 5 năm 2010, một người ở California đã đồng ý gọi đồ giúp Laszlo ở cửa hàng pizza Papa John gần nhà anh. Sau đó không lâu, một người giao hàng gõ cửa căn nhà 4 phòng ngủ của Laszlo ở ngoại ô Jacksonville, mang theo 2 chiếc bánh pizza đầy ấp nhân.

Sau đó, một số người khác cũng xung phong chấp nhận lời đề nghị của anh, cũng tức là trong một vài tuần anh không ăn gì ngoài pizza. Cô con gái 2 tuổi của Laszlo hân hoan hết sức trong khi số bitcoin của anh vơi dần, Nhưng Laszlo đã chứng mình được rằng có thể sử dụng bitcoin trong thế giới thực. Khi anh đăng tải các bức ảnh chụp trong một bữa tiệc pizza như vậy, Martti Malmi hào hứng:

“Chúc mừng Laszlo, vậy là chúng ta đã chinh phục được một cột mốc quan trọng rồi”.

Nói thêm: Đây thực sự là cột mốc lịch sử quan trọng trong suốt quá trình phát triển của Bitcoin, chính vì vậy, cộng đồng Bitcoin nói riêng và cryptocurrency nói chung đã lấy ngày 22/5 hằng năm là ngày Pizza Day – vào ngày này các cộng đồng sẽ tụ hội và cùng ăn pizza với nhau. 2 chiếc pizza mà Laszlo Henyecz đã mua trở thành những chiếc pizza đắt giá nhất lịch sử.