Phó giám đốc IMF ủng hộ tiền tệ kỹ thuật số tổng hợp của Ngân hàng Trung ương

Tiền tệ kỹ thuật số tổng hợp của Ngân hàng Trung ương vừa có tính công khai vừa có tính chất riêng tư. Tommaso Mancini – Griffoli gần đây đã giải thích lý do tại sao các Chính phủ nên thử nghiệm chúng.

Image-111

Trong một tập gần đây của chương trình “Biến động dòng tiền” (The Money Movement) với CEO của Circle Jeremy Allaire – Tommaso Mancini – Griffoli, phó giám đốc Phòng Thị trường tư bản và Tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã đưa ra ý tưởng về một loại tiền tệ kỹ thuật số tổng hợp của Ngân hàng Trung ương. Đó là một ý tưởng mà IMF đã bàn luận trong hơn một năm qua. Mancini – Griffoli giải thích:

“Một loại tiền tệ kỹ thuật số tổng hợp của Ngân hàng Trung ương về cơ bản là một quan hệ đối tác công – tư ở nơi mà khu vực tư nhân tự có trách nhiệm và chúng ta sử dụng điều này để mua tài sản cho việc thanh toán. Nhưng trách nhiệm đó được hỗ trợ hoàn toàn bởi Cục dự trữ của Ngân hàng Trung ương.”

Nói chung, đề xuất của Mancini – Griffoli vẫn chưa được IMF tán thành, trái ngược với khái niệm truyền thống về một CBDC trong đó Ngân hàng Trung ương trao trách nhiệm trực tiếp cho công dân.

Mô hình đó có lẽ không còn phù hợp nữa, Mancini-Griffoli cho biết. “Chúng tôi đã làm nóng ý tưởng về quan hệ đối tác công – tư. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tạo nên mối quan hệ đối tác đó.”

Theo Mancini-Griffoli, các Ngân hàng Trung ương không những lo lắng về chi phí và rủi ro của CBDC mà còn là về việc ngăn chặn sự đổi mới bằng cách lao vào một không gian nơi các stablecoin toàn cầu và các tài sản kỹ thuật số khác đang tiến triển.

CBDC tổng hợp giải quyết những lo ngại đó bằng cách để Chính phủ và doanh nghiệp tập trung vào những gì mỗi bên làm tốt nhất. “Quan hệ đối tác công – tư này nhằm bảo vệ các lợi thế tương đối của khu vực tư nhân, liên kết chặt chẽ giữa khách hàng, sự tiến bộ và lợi thế tương đối của Ngân hàng Trung ương để điều tiết và mang lại lòng tin cho khách hàng.”

Tuy nhiên, vẫn có một số người cho rằng CBDC và các quy định của Ngân hàng Trung ương là không cần thiết. Thị trường stablecoin toàn cầu đang đạt gần 10 tỷ đô la vốn hóa thị trường. Hơn thế nữa, người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn: Tether hay gần đây là các sản phẩm trao đổi như USDC, BUSD và GUSD.

Mancini-Griffoli khẳng định các quy định đã cần thiết hơn trước.

“Thật tuyệt khi chúng ta có những cải tiến mới trong thanh toán, chúng ta có các stablecoin được hỗ trợ bằng các tài sản tương đối an toàn, nhưng có một loạt các stablecoin sẵn có khác nhau. Người tiêu dùng khó biết được loại nào thực sự được hỗ trợ, loại nào thực sự được cung cấp các khoản dự trữ cơ bản, và các khoản dự trữ đó an toàn và có tính thanh khoản như thế nào.”

Cuối cùng, không có kế hoạch nào được IMF ấp ủ để nâng cấp hệ thống ngân hàng dự trữ phân đoạn hoặc thậm chí loại bỏ mọi trung gian. Thay vào đó, ý tưởng của Mancini – Griffoli là cho phép thanh toán bán lẻ hiệu quả hơn.

Điều này, Mancini – Griffoli lưu ý rằng đây là một cách thực tế để giao dịch ngân hàng mà không bị ràng buộc và thực sự mang lại sức mạnh tài chính cho công dân trên toàn cầu, một phần chính trong sứ mệnh của IMF.

“Ở nhiều quốc gia, nơi mà sự thâm nhập của ngành ngân hàng còn thấp, chúng tôi đã thấy rằng ở nhiều quốc gia thành viên có tiềm năng tiếp nhận các phương tiện thanh toán kỹ thuật số mới là rất lớn. Nhưng trong những trường hợp đó, những phương tiện thanh toán mới này đã cho phép khách hàng truy cập trực tuyến, tham gia thanh toán và sau đó dần dần họ cũng đã chuyển sang các dịch vụ ngân hàng.”

Do đó, khi nói đến tính công khai với tính riêng tư, “nó không đáng để chúng ta lưu tâm”.