Tìm hiểu về Defi – Tài chính phi tập trung

DeFi là gì?

DeFi là viết tắt của Decentralized Finance hay tài chính phi tập trung. Đây là một thuật ngữ hoàn toàn mới dựa trên công nghệ blockchain và cryptocurrency, nó được dự đoán có tiềm năng trở thành động lực của một nền kinh tế cởi mở và ngang hàng hơn (peer to peer) .

Ngược lại tài chính truyền thống và nền tài chính tập trung hay còn gọi là CeFi (Centralized Finance). CeFi là tài chính tập trung, trong đó các thành phần như tổ chức, thị trường giao dịch hay các công cụ đều được quản lý tập trung.

Image-145
Image-145

Trong tài chính tập trung luôn đi kèm với cụm từ “custodial” hay uỷ thác. Tức là các tài sản, sản phẩm, dịch vụ trong tài chính sẽ được uỷ thác cho tổ chức nào đó.

Trong tài chính tập trung CeFi gồm các thành phần:

  • Các tổ chức: Họ có thể là chính phủ, các ngân hàng trung ương, ngân hàng tư nhân, quỹ, các dịch vụ tài chính, quỹ phòng hộ, quỹ hưu trí…
  • Các thị trường: Ví dụ như các sàn giao dịch như sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, NASDAQ…
  • Các công cụ tài chính: Ví dụ như các sản phẩm phái sinh, các khoản vay, cổ phiếu, nợ…

Hạn chế rất lớn của nền tài chính truyền thống đó là tính tập quyền hay tập trung quyền lực. DeFi chính là giải pháp cho việc này.

DeFi là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở). Trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung.

DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên 1 nền tài chính mở. Trong đó, mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đầu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.

Bitcoin ra đời như là giải pháp đầu tiên của thương mại ngang hàng toàn cầu mà không cần trung gian, để các cá nhân có thể kiểm soát tài sản của họ. Tuy nhiên, Bitcoin và tiền điện tử sớm chỉ phân cấp phát hành và lưu trữ tiền, không truy cập vào hệ thống tài chính. Do đó có thể xem nó là một phiên bản Defi chưa đầy đủ.

3 đặc điểm của DeFi gồm:

  • Permissionless (tính không cần sự cho phép): tức là bất kỳ ai ở bất kỳ đâu, thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ DeFi mà không bị phân quyền, hoặc bị hạn chế quyền bởi bất kỳ ai.
  • Trustless (tính phi tín nhiệm): tức là các bên tham gia không cần phải đặt niềm tin về uy tín của nhau. Mà trong DeFi smart contract sẽ hỗ trợ việc này, và tạo nên tính chất trustless.
  • Transparency (tính minh bạch)

Trong DeFi luôn đi kèm với “Non-Custodial” tức là không uỷ thác.

Cũng nhờ vào đặc điểm này của DeFi mà chúng ta thường gọi nó là Open Finance hay tài chính mở.

VD: Sàn phi tập trung Binance DEX. Người dùng trực tiếp lên đó giao dịch với nhau, P2P không có bất kỳ bên trung gian nào kiểm soát Fund của user.

Chúng ta có thể chia tài chính phi tập trung DeFi thành các thành phần sau:

  • Lending Platform (các nền tảng cho vay phi tập trung): Compound, MakerDAO, Cred, Dharma, ETHLend, Constant…
  • Derivatives (các sản phẩm phái sinh phi tập trung): Tokensets, Uma, dydx, Veil, Augur, Market protocol…
  • Payments Platform (các nền tảng thanh toán phi tập trung): Omisego, Helis, Request Network, xDai, Connext…
  • Stable coins (các đồng tiền ổn định phi tập trung): DAI, Terra, Reserve, Ampleforth, Neutral USD, Paxo, True USD…
  • Decentralized Exchange (sàn phi tập trung): Kyber Network, Ren, IDEX, Binance DEX, Bancor, Nash, 0x…